Gợi Ý Những Công Cụ Miễn Phí Cho Blog Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
“Nếu bạn nghĩ cần phải có thật nhiều tiền mới viết được blog, thì mình là bằng chứng sống cho điều ngược lại.”
Khi bắt đầu blog đầu tiên, mình có đúng… một chiếc laptop cũ và một ý tưởng mơ hồ rằng “mình muốn viết gì đó để kiếm tiền từ blog”. Ngân sách gần như bằng 0, nhưng thay vì bỏ cuộc, mình tìm cách tận dụng những công cụ miễn phí đang có trên mạng.
Bài viết này là toàn bộ danh sách những công cụ mình đã thật sự sử dụng, cùng với trải nghiệm cá nhân, cái nào phù hợp với người mới, cái nào nên tránh, và tại sao mình tin rằng người mới bắt đầu có thể đi rất xa chỉ với những công cụ miễn phí.
Hosting và Tên Miền – Nền Móng Của Blog
Trước khi viết bài, bạn cần có “ngôi nhà” để blog sinh sống. Hosting và tên miền là hai yếu tố không thể thiếu nhưng liệu có thể miễn phí không?
1. Hosting miễn phí – Có đáng dùng không?
InfinityFree hosting miễn phí dành cho các bạn đang tìm hiểu về cách tự xây dựng blog. Lý do? Vì nó miễn phí hoàn toàn và với mình lúc ấy, đó là điều cần thiết để học kỹ năng mới. Mình dùng những dịch vụ này để thử nghiệm cách cài WordPress, cài theme, vọc plugin mà không sợ “làm hỏng” gì cả.
Ưu điểm:
- Không mất tiền.
- Thích hợp để học cách tạo blog, cài đặt cơ bản.
Nhược điểm:
- Tốc độ rất chậm.
- Giới hạn dung lượng và CPU.
- Hay bị ngắt kết nối đột ngột, web dễ bị lỗi.
- Chỉ có thể sử dụng Subdomain.
Nhận định cá nhân:
- Nếu bạn chỉ đang “vọc thử” thì OK. Nhưng nếu đã xác định viết blog nghiêm túc nên chuyển sang hosting trả phí càng sớm càng tốt. Chỉ từ 500k–800k/năm, bạn đã có một nơi ổn định để bắt đầu.
Nếu bạn là người mới bắt đầu xây dựng blog Hosting của Azdigi rất phù hợp. Azdigi.com là đơn vị cung cấp hosting uy tín tại Việt Nam, luôn áp dụng các công nghệ mới nhất. Không những sản phẩm chất lượng, mà dịch vụ hỗ trợ cũng được đánh giá cao với đội ngũ nhân viện kỹ thuật hỗ trợ 24/7. Ngoài ra tài nguyên miễn phí (plugin bản quyền) cho Blog WordPress rất nhiều bạn sẽ không phải mất nhiều chi phí để sử dụng các công cụ bản pro. Tham khảo gói hosting của Azdigi tại đây.
Tham khảo thêm:
- Làm sao chọn hosting cho blog cá nhân để tối ưu chi phí
- Top Hosting, VPS tốt nhất làm Affiliate Marketing
2. Tên miền miễn phí – Có nên dùng?
Lúc đầu mình dùng subdomain kiểu tenblog.wordpress.com, blogspot.com viết thì được, nhưng:
- Gây cảm giác thiếu chuyên nghiệp.
- Khó ghi nhớ.
- Không tạo được thương hiệu cá nhân.
Ưu điểm:
- Không cần mua gì cả.
- Dễ tiếp cận với người mới.
Nhược điểm:
- Không tối ưu SEO.
- Không tạo được sự tin tưởng.
Nhận định cá nhân:
- Đây là thứ bạn nên đầu tư sớm. Một tên miền .com chỉ ~380.000đ/năm rất đáng để đầu tư với blog của mình.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách đặt tên miền cho blog cá nhân
Viết Bài & Quản Lý Nội Dung – Làm Chủ Quá Trình Viết
Viết blog không chỉ là gõ chữ mà là một quy trình. Bạn cần công cụ để ghi ý tưởng, sắp xếp bài viết, quản lý nội dung. Đây là cách mà mình làm điều đó.
1. Google Docs – Viết mọi lúc, mọi nơi
Mình bắt đầu viết nháp các bài blog đầu tiên bằng Google Docs. Không cần cài đặt gì cả, miễn phí, dễ chia sẻ và tự lưu.
Ưu điểm:
- Truy cập mọi thiết bị.
- Giao diện quen thuộc, dễ dùng.
- Lưu tự động, không lo mất dữ liệu.
- Chỉnh sửa chính tả ngay trong lúc viết.
Nhược điểm:
- Không có tính năng tổ chức chuyên sâu (nếu bạn viết nhiều).
Nhận định cá nhân:
- Mình sử dùng Google Docs cho đến bây giờ. Một công cụ viết quá đủ cho người mới, và thật sự tiện lợi khi bạn viết blog theo team sau này.
Tham khảo thêm:
2. Trello & Notion – Quản lý bài viết như một dự án
Trello là một công cụ quản lý các task công việc rất hiệu quả nếu bạn đang làm việc cùng đội nhóm.
Mình từng dùng Trello để:
- Ghi lại ý tưởng theo từng chủ đề.
- Sắp xếp bài viết: “Đang viết”, “Đã xuất bản”.
- Lên lịch viết hàng tuần.
- Quản lý task công việc.
Về sau mình chuyển sang Notion vì mình muốn có thêm bảng theo dõi, chèn được checklist, hình ảnh, file đính kèm… Notion nếu bạn có thể sử dụng chức năng hỗ viết bài của AI cũng là một điểm cộng cho công cụ này.
Ưu điểm:
Công cụ | Ưu điểm | Khi nào nên dùng |
Trello | Dễ dùng, kéo thả trực quan | Khi mới bắt đầu, cần sự đơn giản |
Notion | Tuỳ biến linh hoạt | Khi cần quản lý nhiều loại nội dung |
Nhận định cá nhân:
- Mình khuyên bạn bắt đầu với Trello để đơn giản hoá, rồi nếu cần nâng cấp, hãy thử Notion để quản lý toàn bộ hệ thống blog.
Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Nhưng Hiệu Quả
Viết blog không thể viết “ngẫu hứng” bạn cần biết người đọc đang tìm gì. Và bạn hoàn toàn có thể làm điều đó mà không mất một đồng.
1. Google Suggest & Tìm kiếm liên quan
Mình gõ từ khóa cần research vào Google, xem phần gợi ý khi đang gõ (autocomplete) và kéo xuống “Tìm kiếm liên quan”. Từ đó mình có thể lập ra 5–10 ý tưởng bài viết dễ dàng.
Ưu điểm:
- Không cần công cụ nào.
- Chính xác, bắt nguồn từ hành vi người dùng.
Nhận định cá nhân:
- Mình dùng phương pháp này thường xuyên nhất. Nó nhanh, đơn giản và hoàn toàn tự nhiên.
2. Keywordtool.io (Free version)
Keywordtool.io là công cụ gợi từ khóa miến phí, gợi ý các chủ đề viết bài theo từ khóa. Tuy bản miễn phí không hiển thị volume tìm kiếm, nhưng vẫn rất hữu ích để xác định ý tưởng cụ thể.
Ưu điểm:
- Tự động phân tích từ khóa phụ.
- Dễ thao tác.
Nhược điểm:
- Không xem được mức độ cạnh tranh.
Nhận định cá nhân:
- Kết hợp Keywordtool.io + Google Suggest là quá đủ cho người mới.
3. Google Trends
Khi viết bài theo mùa, hoặc chủ đề đang hot, mình luôn kiểm tra trên Google Trends để biết liệu chủ đề đó còn hot hay đã “hạ nhiệt”.
Nhận định cá nhân:
- Cực kỳ hữu ích nếu bạn viết về công nghệ, xu hướng tiêu dùng, giáo dục, tài chính…
4. Keyword Surfer
Hồi trước, mỗi lần nghiên cứu từ khóa mình phải mở cả đống công cụ cùng một lúc như: Google, Keyword Planner, các tool hỗ trợ như Ahref, Semrush… rất mất thời gian và tốn rất nhiều chi phí.
Từ khi dùng Keyword Surfer, mọi thứ đơn giản hơn nhiều.
Đây là một tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome cho phép bạn:
- Xem ngay volume tìm kiếm của từ khóa ngay trên trang Google.
- Đề xuất các từ khóa liên quan kèm lượng search hàng tháng.
- Ước lượng traffic của các website đang đứng top.
Ưu điểm:
- Miễn phí cơ bản, cài đặt chưa đến 30 giây là xài. Click vào đây để addon ngay trên trình duyệt Google Chrome, tại đây.
- Không cần rời khỏi Google vẫn có dữ liệu từ khóa.
- Hữu ích cho việc tìm ý tưởng nội dung nhanh.
Nhược điểm:
- Dữ liệu volume mang tính tham khảo, đôi khi không chính xác tuyệt đối.
- Bản nâng cao có giới hạn, cần trả phí nếu muốn nhiều tính năng hơn.
Nhận định cá nhân:
- Mình dùng Keyword Surfer để lên nhanh list ý tưởng bài viết, đặc biệt khi cần tìm từ khóa dài dễ viết, ít cạnh tranh.
IV. Viết Chuẩn SEO – Không Biết Kỹ Thuật Vẫn Làm Được
SEO nghe có vẻ phức tạp, nhưng khi mình cài thử một plugin và làm theo hướng dẫn, mình đã hiểu: bạn không cần phải là một chuyên gia để viết bài chuẩn SEO.
1. Yoast SEO (Free)
Khi mình mới làm blog, SEO nghe rất “cao siêu” và phức tạp. Nhưng từ khi biết đến Yoast SEO, mình mới hiểu: tối ưu bài viết có thể bắt đầu từ những bước rất cơ bản.
Điểm mạnh nổi bật của Yoast SEO:
- Hỗ trợ kiểm tra từ khóa chính ngay khi viết bài.
- Chấm điểm SEO và độ dễ đọc (dùng đèn xanh – vàng – đỏ rất trực quan).
- Tối ưu nhanh tiêu đề, mô tả hiển thị trên Google.
- Phiên bản miễn phí đã đủ dùng cho blog cá nhân hoặc affiliate nhỏ.
Nhược điểm:
- Một số tính năng nâng cao như tối ưu nhiều từ khóa, schema, redirect… phải trả phí.
- Giao diện hơi “cứng nhắc” với người mới lần đầu nhìn vào.
Kinh nghiệm cá nhân:
- Mình khuyên bạn nên dùng Yoast SEO ngay từ khi mới viết blog, vừa dễ làm quen với SEO cơ bản, vừa giúp bài viết có cơ hội hiển thị tốt hơn trên Google mà không cần giỏi kỹ thuật.
2. Rank Math SEO (Free)
Trước đây, mình từng gắn bó với Yoast SEO khá lâu, nhưng sau khi thử Rank Math SEO, mình chuyển hẳn vì nó… quá tiện cho người mới.
Ưu điểm:
- Giao diện dễ nhìn, hướng dẫn từng bước.
- Tích hợp sẵn nhiều tính năng như tối ưu on-page, schema, redirect, sitemap không cần cài thêm plugin khác.
- Có cả chấm điểm SEO + dễ đọc giống Yoast, nhưng có thêm gợi ý chuyên sâu hơn.
- Bản miễn phí đã đủ xài cho blog cá nhân hoặc affiliate blog mới bắt đầu.
Nhược điểm:
- Nhiều tính năng nên nếu không tinh chỉnh, dễ bật quá nhiều, gây nặng site.
- Một số tính năng nâng cao phải trả phí (nhưng không bắt buộc, bản free vẫn ổn).
Nhận định cá nhân:
- Nếu bạn mới làm blog, chưa rành SEO, Rank Math là lựa chọn đáng thử tiết kiệm được khâu cài plugin linh tinh, quản lý SEO dễ hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm các chủ đề khác:
- Rank Math SEO: Plugin SEO WordPress Tốt Nhất 2024?
- Hướng dẫn cài đặt Plugin WordPress chi tiết từng bước cho người mới
Thiết Kế Hình Ảnh – Khi Bạn Không Biết Photoshop
Một bài viết có ảnh đẹp, chuyên nghiệp luôn thu hút hơn. Nhưng nếu bạn không rành thiết kế thì sao? Mình cũng vậy và đây là cách mình xử lý.
1. Canva
Hồi mới làm blog, mình loay hoay mãi với việc tạo ảnh đẹp cho bài viết… dù biết Photoshop nhưng công đoạn làm hình ảnh tốn khá nhiều thời gian. May mà biết tới Canva, từ đó thiết kế hình ảnh trở nên siêu đơn giản.
Mình dùng Canva để tạo:
- Featured image (ảnh đại diện bài viết).
- Infographic, quote, hình dọc để chia sẻ mạng xã hội.
Điểm mạnh của Canva miễn phí:
- Giao diện kéo thả cực kỳ dễ dùng, không cần biết thiết kế.
- Có sẵn hàng ngàn template đẹp, đủ mọi định dạng: ảnh blog, bài đăng Facebook, Instagram, poster…
- Kho hình, icon, font chữ miễn phí khá phong phú.
- Hỗ trợ tiếng Việt.
- Kéo thả dễ dàng cho người mới
Nhược điểm:
- Một số template và tài nguyên đẹp phải trả phí (nhưng có thể tùy biến từ bản free).
- Đôi khi nhiều người dùng nên dễ “đụng hàng” nếu không chỉnh sửa sáng tạo.
Nhận định cá nhân:
- Nếu bạn là blogger, dân làm affiliate hoặc marketer tự thân, Canva bản miễn phí đủ dùng để tạo ảnh đẹp chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với việc mò mẫm từng phần mềm phức tạp.
- Dù sao cũng nên học thêm Photoshop, nhưng Canva vẫn là công cụ chính để làm nhanh, đẹp và tiết kiệm thời gian.
2. Pexels & Pixabay
Khi cần hình minh họa, mình rất hay dùng Google Image, tuy nhiên để tạo ra sự khác biệt và vấn đề bản quyền mình đã bắt đầu tìm và sử dụng hình ảnh trên Pexels và Pixabay. Với kho ảnh lớn, ảnh chất lượng cao, đa dạng chủ đề và được sử dụng miễn phí Pexels và Pixabay là lựa chọn tối ưu cho các bạn mới bắt đầu làm Blog.
Điểm mạnh nổi bật:
- Ảnh đẹp, chất lượng cao, hoàn toàn miễn phí cho mục đích cá nhân và thương mại.
- Kho hình phong phú: từ ảnh đời sống, thiên nhiên, công nghệ đến ảnh sáng tạo.
- Tìm kiếm dễ dàng theo từ khóa tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
- Có cả video ngắn miễn phí (đặc biệt hữu ích cho website hoặc social).
Nhược điểm:
- Một số ảnh đẹp hơn được gợi ý từ các trang trả phí như Shutterstock (có thể bỏ qua).
- Hình ảnh phổ biến có thể bị nhiều người sử dụng.
Nhận định cá nhân:
- Khi mới bắt đầu viết blog bạn có thể sử dụng hình ảnh miễn phí để tiết kiệm được chi phí, tuy nhiên tốt nhất nếu bạn có thể tạo ra được kho hình ảnh riêng cho blog của mình.
Kết Luận
Mình không dùng công cụ đắt tiền khi mới khởi đầu. Mình dùng các công cụ miễn phí, phù hợp, và quan trọng là bắt đầu ngay. Nếu bạn đang do dự vì chưa có ngân sách đừng chần chừ. Hãy chọn vài công cụ trong danh sách này, viết bài đầu tiên, chia sẻ điều bạn biết.
Blog không thành công vì bạn có công cụ xịn mà vì bạn kiên trì chia sẻ giá trị.