Hướng dẫn cách đặt tên miền cho blog cá nhân

Tên miền không chỉ là địa chỉ để mọi người truy cập blog mà còn là nhận diện thương hiệu. Để mỗi khi nhắc đến thương hiệu đó là nhắc đến bạn hoặc doanh nghiệp của ban. Cùng tham khảo cách đặt tên miền.

Tạo ấn tượng ban đầu với cách đặt tên miền cho blog cá nhân

Để bắt đầu sự nghiệp online với blog cá nhân, điểm ấn tượng đầu tiên giúp mọi người nhớ đến blog của bạn đó là tên miền. Có nhiều cách để đặt tên miền cho blog cá nhân, dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn được tên miền phù hợp.

Tên miền không chỉ là địa chỉ để mọi người truy cập blog mà còn là nhận diện thương hiệu. Để mỗi khi nhắc đến thương hiệu đó là nhắc đến bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Cùng tham khảo một số cách đặt tên miền để tạo ấn tượng với độc giả cho lần đâu tiên truy cập blog.

Tạo ấn tượng ban đầu với cách đặt tên miền cho blog cá nhân

Tham khảo thêm: Blog cá nhân và những điều cần biết

1. Tên miền là gì?

Nếu ví blog cá nhân là ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà. Là địa chỉ mà mọi người gõ vào ô URL của trình duyệt để truy cập blog hay website. Tên miền(Domain) có thể là tên thương hiệu cá nhân, tên doanh nghiệp hoặc đơn giản chỉ là tên sản phẩm. Hoặc cũng có thể đó chỉ là một cái tên mà bạn thích.

Hướng dẫn cách đạt tên miền cho blog cá nhân

Hoạt động đăng ký tên miền được giám sát bởi tổ chức gọi là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).  ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và là trung tâm cơ sở dữ liệu lưu thông tin tên miền. Khi một công ty (hoặc một người) mua tên miền, họ có thể chỉ định hay kết nối tới web server mong muốn. Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là web server và tên miền để hoạt động bình thường.

– Web server hay Hosting là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.

– Tên miền là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, muốn truy cập website người ta phải gõ một dãy số IP khó nhớ – không ai muốn làm chuyện này cả.

Cấu trúc tên miền sẽ bao gồm các thành phần:

Tên miền(Domain name): Là cụm từ dùng để đặt cho tên blog cá nhân hoặc tên doanh nghiệp được viết liền không dấu.

– Dấu “.” là phần bắt buộc phải có của tên miền

Top level domain: là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của tên miền hoặc có thể hiểu là phần đầu tiên từ phải sang trái của một tên miền. Có rất nhiều top level domain được quy định bởi IANA(Cơ Quan Quản Lý Số Được Ấn Định Trên Internet). Danh sách domain của TLDs được quản lý bởi một tổ chức gọi là Internet Assigned Numbers Authority (IANA) và bạn có thể xem toàn bộ danh sách đó tại đây.

Các phần mở rộng của tên miền thường gặp ví dụ như: .com, .net, .org, .vn, .com.vn ….

Ngoài ra còn tên miền thứ cấp (Subdomain) có thể bạn đã từng thấy dạng tên miền này rồi, để dễ hình dung mình sẽ đưa ra ví dụ để bạn dễ hiểu: dichvu.dealaz.vn, support.google.com… Phần dichvu, support được gọi là subdomain của  Domain chính dealaz.vn và google.com.

Một vài thông tin cơ bản để mọi người cùng hiểu hơn về tên miền, vậy làm sao để có thể chọn cho mình một tên miền ấn tượng và dễ nhớ? Dưới đây là một số cách mà mình hay sử dụng để đặt tên cho blog cá nhân hay web của mình.

2. Một số mẹo đặt tên miền tạo ấn tượng cho blog cá nhân

Có nhiều cách để có thể đặt tên miền cho blog cá nhân tạo dấu ấn riêng. Đây là những cách được tổng hợp từ trải nghiệm hơn 7 năm phát triển blog và thiết kế website cho khách hàng.

2.1 Lựa chọn tên miền ngắn gọn dễ nhớ

Nếu bạn đặt tên miền quá dài hoặc khó nhớ chắc chắn sẽ khó tạo ra ấn tượng ban đầu cho độc giả. Điều này là một bất lợi lớn nếu bạn muốn phát triển blog lâu dài. Có những cái tên đôi khi chỉ 1 ký tự lại tạo sự ấn tượng gây thương nhớ ngay với người mới tiếp cận. Ví dụ như X.com tên miền này hiện tại đang được chuyển hướng về mạng xã hội Twitter.com của tỷ phú Elon Musk.

Một số lưu ý khi chọn tên miền:

  • Tên ngắn dễ nhớ lý tưởng nhất tối đa 3 từ.
  • Dễ đọc, không gây nhầm lẫn khi đọc.
  • Không nên thêm các ký tự đặc biệt.
  • Nếu là blog ngôn ngữ tiếng Việt thì chọn tên tiếng Việt.
  • Chọn tên blog không vi phạm bản quyền thương hiệu
  • Nên chọn tên thương hiệu cá nhân
  • Chọn tên chứa từ khóa ngách chủ đề hoặc sản phẩm kinh doanh.

Thứ tự ưu tiên chọn tên miền cho blog cá nhân .com hoặc nếu không thể chọn .com thì có thể chọn các top level domain khác như .net, .org, .com.vn. 

2.2 Lưu ý khi đặt tên miền theo địa phương

Nhiều bạn hay sử dụng tên miền có kèm địa phương vào sẽ hạn chế việc mở rộng chủ đề nội dung để viết. Nếu đặt tên miền theo cách này bạn đòi hỏi phải có lộ trình phát triển nội dung rõ ràng. Nếu mục đích là chỉ để chia sẻ những nội chia sẻ về một địa phương, bạn cần chuẩn bị trước cho mình những chủ đề cụ thể ví dụ như về du lịch, văn hóa, ẩm thực, con người, địa điểm… 

3. Đặt tên miền cho blog cá nhân theo tên cá nhân + yếu tố  độc lạ

Cách đặt tên này thường được các Blogger chọn rất nhiều, thích hợp cho việc xây dựng blog theo thương hiệu cá nhân. Tên cá nhân có thể bị trung nhưng cộng thêm yếu tố độc lạ sẽ không bị trùng lập và tạo thêm phần ấn tượng với độc giả.

Một số ví dụ về cách đặt tên blog theo tên cá nhân + yếu tố độc lạ:

  • Ngocdenroi.com một blog khá nổi tiếng của anh Nguyễn Anh Ngọc, tên miền của blog được ghép từ tên của anh là “Ngọc” + yếu tố độc lạ “Đến rồi”.
  • Phongreviews.com một blog về reviews sản phẩm làm tiếp thị liên kết và Google Adsense.

Tuy nhiên theo cách này sẽ có một nhược điểm là sẽ hơi khó trong việc làm SEO sau này. Nhưng bạn cũng đừng quá lo khó những vẫn có phương pháp để làm. Tuy là tên riêng nhưng nếu bạn làm tốt sẽ là một lợi thế cho bạn khi làm thương hiệu cá nhân. Giống như blog ngocdenroi.com khi nhắc đến blog độc giả sẽ liên tưởng ngay đến anh Nguyễn Anh Ngọc một Blogger nổi tiếng và kiếm được rất nhiều thu nhập từ việc viết blog toàn thời gian.

4. Đặt tên miền cho blog cá nhân theo ngách chủ đề

Đây là cách mình hay sử dụng nhiều nhất trọng việc phát triển blog cá nhân. Thường mỗi ngách chủ đề của mình sẽ là một tên miền riêng. Nghĩa là một blog là một tên miền cho chủ đề đó. Để mọi người dễ hình dung hơn mình sẽ ví dụ cụ thể:

– Blog review đồng hồ của mình tên miền sẽ là reviewstopwatch.com phát triển nội dung về các sản phẩm đồng hồ.

– Blog xe đạp đi làm tên miền sẽ là xedapdilam.com phát triển nội dung theo ngách chủ đề là các giới các bài viết về xe đạp cho dân công sở.

– Blog về sách tên miền sẽ là listsachhay.com phát triển các nội dung liên quan đến sách.

– Một blog khác theo ngách chủ đề noichienkhongdau.com, một blog về các sản phẩm nồi chiên không dầu.

– Blog magiamgia.com hay bloggiamgia.vn đây là 2 blog chia sẻ các mã giảm giá và các chương trình khuyến mãi của các sàn thương mại điện tử.

Độc giả có nhu cầu tìm kiếm thông tin dựa trên từ khóa. Những từ khóa nào phù hợp với tên miền sẽ dễ được Google đề xuất và sẽ có cơ hội có thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Tên miền dạng này rất phổ biến nên việc cạnh tranh với các đối thủ khác là không thể tránh khỏi. Việc chọn đăng ký các tên miền này cũng sẽ khó khăn hơn vì sẽ dễ bị trùng và có người đã mua rồi.

5. Đặt tên miền theo dạng câu hỏi

Đây là một trong những dạng tên miền được nhiều bạn trẻ thích chọn cách này. Tên miền này thường sẽ dễ nhớ, dễ tìm kiếm. Đây cũng là các dạng blog chia sẻ chủ đề kiến thức khá phổ biến, cũng là một cách giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Một số ví dụ để bạn dễ hình dung:

  • homnayangi.com
  • onhavuikhong.com
  • visao.com

Với tên miền dạng câu hỏi sẽ dễ nhớ, ấn tượng với đọc giả giúp cho blog cá nhân của bạn được nhiều người biết đến hơn. Dễ dàng thu hút người đọc quay lại blog của bạn khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin.

6. Cách đăng ký mua tên miền

Có rất nhiều nhà cung cấp tên miền nhưng đây là một số nhà cung cấp mình hay mua nhất: PA Việt Nam, Nhân hòa, GoDaddy, Mắt Bão, Tenten. Trong đó nhà cung cấp mình hay mua nhất là Tenten.vn.

Mình chọn Tenten.vn không phải vì giá rẻ hơn các đơn vị khác, vì giá tên miền của các nhà cung cấp gần như là như nhau. Lý do mà mình chọn Tenten là hệ thống quản lý dễ sử dụng và đội ngũ Support rất nhiệt tình. Bạn không cần phải nhớ ngày hết hạn, khi gần đến ngày gia hạn đội ngũ Support sẻ liên hệ thông báo cho bạn biết thời gian hết hạn.

Để đăng ký bạn cần kiểm tra tên miền đó đã có ai đăng ký chưa bằng cách vào trang web của nhà cung cấp. Gần như các nhà cung cấp đều có chức năng này. 

Các bước đăng ký tên miền:

Bước 1: Truy cập trang web của nhà cung cấp

Hướng dẫn cách đăng ký mua tên miền cho blog cá nhân

Bước 2: Nhập tên miền muốn mua vào ô tìm kiếm >> Click vào Tìm kiếm 

Hướng dẫn cách đăng ký mua tên miền cho blog cá nhân

Bước 3: Xem tên miền đó đã có ai đăng ký chưa, nếu tên miền đã có người mua rồi thì bạn xem các đuôi mở rộng khác đã có ai mua chưa. Nếu chưa bạn có thể chọn và đăng ký mua.

Hướng dẫn cách đặt tên miền cho blog cá nhân 1

Trong hình domain có phần mở rộng .com đã có người đăng ký nên mình có thể chọn các phần mở rộng chưa ai đăng ký.

Hướng dẫn cách đặt tên miền cho blog cá nhân 2

Bước 4: Tiến hành đăng ký, ở bước này bạn cần nhập thông tin người mua để khai báo với tổ chức quản lý Domain. Lưu ý cần nhập thông tin thật, tốt nhất là thông tin của bạn để tiện cho việc xác minh và khai báo domain sau này. Theo quy định các tên miền phải xác minh chủ sở hữu nên các thông tin như số điện thoại, thông tin cá nhân, CCCD phải được nhập chính xác. 

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền cho blog cá nhân

Bước 5: Thanh toán, bạn cần thanh toán để hoàn thành đăng ký.

Bước 6: Khai báo thông tin, thường bạn sẽ có thể tự khai báo online theo mẫu của nhà cung cấp và thao tác ký tên, xác minh danh tính bằng cách chụp mặt trước và sau CCCD.

Bước 7: Nếu bạn mua tên miền quốc tế sẽ cần thêm bước kích hoạt, bước này thì nhà cung cấp sẽ gửi một email yêu cầu xác thực thông tin. Chỉ cần bạn click vào đường link xác thực là hoàn thành việc đăng ký. 

7. Tạm kết

Còn rất nhiều cách khác để có thể đặt tên miền cho blog cá nhân, ở trên là những cách mà mình hay áp dụng nhất. Mong rằng bài chia sẻ phần nào giúp bạn trong việc chọn tên miền và đặt tên cho blog tạo được ấn tượng ban đầu với độc giả.

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x