Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào?

Buyer Keyword rất quan trọng trong chiến lược phát triển nội dung của Website hoặc Blog. Xác định được Từ Khóa có Ý Định Mua Hàng giúp tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

89% khách hàng bắt đầu hành trình mua hàng của họ bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nếu thương hiệu (website) của chúng ta không xuất hiên đúng lúc đó thì tỉ lệ mất đơn hàng sẽ rất cao.

Trong rất nhiều từ khoá thì sẽ có những từ khóa có giá trị nhất đó chính là những từ khóa có mục đích mua hàng hay còn gọi là Buyer Keyword. Để bán được hàng thì việc lựa chọn đúng từ khóa có ý định mua hàng sẽ giúp những chiến lược SEO của bạn thành công hơn, nếu mục đích của bạn là bán được hàng.

Buyer Keyword là gì?

Buyer Keyword được dịch ra là từ khóa có ý định mua hàng, bao gồm các từ khóa khách hàng tìm kiếm đều đang muốn mua một sản phẩm nào đó.

Lợi ích của việc xác định Buyer Keyword

Từ khoá có ý định mua hàng (Buyer Keyword) CHƯA HẴN là những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm lớn, mình viết hoa có ý là có thể hoặc không.

Khi nắm được từ khóa mà khách hàng có ý định mua hàng thì nội dung của bạn sẽ đúng nhu cầu với khách hàng hơn, hoặc nội dung quảng cáo của bạn sẽ phù hợp hơn.

Từ khoá có ý định mua hàng cao với từ khóa có ý định mua hàng thấp

Làm thế nào để xác định từ khóa nào có ý định cao và điều gì làm cho từ khóa này đáng để nhắm mục tiêu khi làm quảng cáo hoặc viết bài chuẩn SEO?

Bạn cần suy nghĩ về hành trình của khách hàng:

  • Họ có những nổi đau nào?
  • Những giải pháp nào họ sẽ tìm kiếm?
  • Họ sẽ gõ từ khóa gì để tìm kiếm?

Tìm hiểu kỹ về hành trình của khách hàng sẽ giúp bạn hiểu khách hàng hơn và chọn được từ khóa có ý định mua hàng. Đây cũng là một điểm để bạn có thể cạnh tranh với những website lớn không đủ thời gian để họ tập trung vào việc này.

Buyer Keyword là kiến thức để bạn áp dụng cho việc viết Blog kiếm tiền, bán hàng hoặc tiếp thị liên kết,…. đều được vì đây là kiến thức cơ bản trong quá trình nghiên cứu từ khóa.

Bạn đã xem những bài này chưa?

Các bước để xây dựng Niche Site HIỆU QUẢ

Affiliate Marketing. Cách làm cho người mới tại Việt Nam

Hiểu các loại truy vấn tìm kiếm khác nhau

Tất cả các từ khóa đều khi khách hàng tìm kiếm và truy cập website của bạn thì tỉ lệ chuyển đổi là không giống nhau.

Hiệu quả của chiến lược SEO hay Quảng cáo tìm kiếm có mối quan hệ chặt chẽ với từ khóa bạn chọn. Yếu tố viết nội dung hay mình đang cho là đồng đều, tuy nhiên trong thực tế sẽ ảnh hưởng thêm đến tỉ lệ chuyển đổi và mình sẽ đề cập ở bài viết khác chuyên sâu hơn.

Có 3 loại truy vấn tìm kiếm chính:

  1. Truy vấn thông tin: Tìm kiếm thông tin chung, những truy vấn này cho ra rất nhiều kết quả khác nhau và có lượt tìm kiếm rất cao.
    Ví dụ: Từ khóa “marketing là gì” có hơn 14.800 lượt tìm kiếm mỗi tháng hoặc từ “nồi chiên không dầu” có hơn 33.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng
  2. Truy vấn điều hướng: Truy vấn điều hướng cụ thể đến một thương hiệu hay tên của một website. Các truy vấn này có lượt tìm kiếm có thể không cao nhưng khá “Chất”.
    Ví dụ: Từ khóa “dien thoai thegioididong” có 800 lượt tìm kiếm mỗi tháng, “tiki sách” có 27.100 lượt tìm kiếm mỗi tháng.
  3. Truy vấn mua hàng: Những truy vấn tìm kiếm này có ý định mua hàng nhiều nhất, những từ khóa tìm kiếm thường xoay quanh một hành động cụ thể trong tương lai gần liên quan đến việc mua hàng. Tỉ lệ cao những truy vấn này sẽ kết thúc bằng việc mua hàng.
    Ví dụ: “Máy hút bụi tốt nhất”, “xe nào tốt hiện nay”, “điện thoại đang giảm giá”…

Khi nghiên cứu từ khóa hoặc viết bài, hãy xác định từ khóa tìm kiếm đó thuộc loại từ khóa nào ở trên để chuyển hướng hoặc lên kế hoạch về landing page phù hợp với website của mình.

Khi xác định được loại truy vấn của từ khóa, xác định landing page cho từ khóa này thì bạn sẽ có được định hướng làm nội dung phù hợp nhất hoặc diễn giải được mục đích của bài viết khi bạn cần thuê một người viết nội dung.

Thực hiện được từ khóa và nội dung bám sát theo mục đích tìm kiếm của khách hàng thì việc khách hàng bị “đọc vị” đúng với mong muốn của họ đang tìm kiếm. Từ đó, tỉ lệ chuyển đổi mục tiêu của bạn sẽ cao hơn.

Các loại từ khóa Có Mục Đích Mua Hàng (Buyer Keyword)

1. Từ khóa chứa ý nghĩa “Mua Ngay”

Với truy vấn tìm kiếm có những từ khóa mang tính mua bán ngay như “mua vé máy bay”, “nơi bán nguyên liệu làm bánh”, “mua điện thoại”…. có thể thấy rằng người dùng sẵn sàng mua ngay sản phẩm hoặc dịnh vụ đó.

Buyer Keyword
Có rất nhiều từ khóa với hành động “MUA” có lưu lượng tìm kiếm cao – Buyer Keyword
Buyer Keyword

Với những từ khóa có từ “Mua” thì hành vi của khách hàng sẽ mua hảng rất cao, vì thế bạn sẽ thấy từ khóa này có rất nhiều quảng cáo trên Google.

2. Từ khóa “Tìm kiếm sản phẩm”

Nếu người dụng đã biết một giải pháp hoặc một sản phẩm, họ thường tìm kiếm thêm thông tin sản phẩm trước khi mua hàng.

Từ khóa tìm kiếm sản phẩm được hiểu là: Từ khóa mà khách hàng tìm kiếm để mong kết quả trả về là giải pháp hoặc sản phẩm giải quyết được nhu cầu của họ.

Ví dụ: Một người dùng đang quản lý một cửa hàng và biết rằng cần phải có phần mềm quản lý bán hàng thì sẽ tối ưu hơn. Vì vậy, người này này đang tích cực tìm một phần mềm nào đó tốt và phù hợp cho mình.

Buyer Keyword - từ khóa tìm kiếm sản phẩm

Những từ khóa này đa phần cũng sẽ rất cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam mình thấy còn tiềm năng rất nhiều là sự lựa chọn hàng đầu khi làm của các Blog review, tư vấn mua hàng…. khi làm Tiếp thị liên kết.

Bạn có thể tìm hiểu

https://lammmo.com/affiliate-marketing/

Nhóm từ khóa nào cũng là lựa chọn hàng đầu để làm thương hiệu của bạn được xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa “tổng quát”, đến khi tìm hiểu nhiều thông tin thì khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu bạn nhiều hơn.

Hoặc đơn giản là bạn cho khách hàng thấy bạn những phút giây đầu tiên khi tìm hiểu để giải quyết nhu cầu cho họ. Nhu cầu này khá lớn nên bạn lưu ý là chi phí quảng cáo Google Ads cũng sẽ tốn kém, giá cao và cạnh tranh.

3. Từ khóa “tìm kiếm thông tin”

Từ khóa tìm kiếm thông tin: là từ khóa khách hàng tìm kiếm thông tin xoay quanh sản phẩm, khách hàng tìm kiếm thông tin này mong muốn tìm kiếm kết quả có thể trả lời thắc mắc (trở ngại) của họ trước khi quyết định mua sản phẩm này.

Buyer Keyword - Từ khóa "tìm kiếm thông tin"
Tìm kiếm thông tin

Để hiểu hơn, mình lấy thêm một ví dụ khác để bạn không nhầm lẫn với từ khoá “sản phẩm” ở phần 2.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 1
Khách hàng này đang quan tâm đến Sapo và họ tìm xem liệu phần mềm này có hỗ trợ việc quản lý dòng tiền trong kinh doanh.

Từ khoá tìm kiếm thông tin sẽ giúp khách hàng “cụ thể hơn” trong nhu cầu của họ, họ sẽ kiểm chứng lại những nhu cầu và nỗi đau liệu cụ thể sản phẩm này có đáp ứng được hay không.

Có một số trường hợp khách hàng cũng phân vân chưa ra quyết định thường tìm kiếm thông tin + từ khoá “có tốt không”, “xài được không”.. NÊN lúc này bạn tạo ra những chiến lược nội dung giúp trấn an và thuyết phục mua hàng rất tốt.

Từ khoá thông tin là những từ khoá được đưa vào Liên kết nối bộ (Internal link) trong những bài viết từ khoá “tìm kiếm sản phẩm” rất tốt và hiệu quả.

4. Từ khóa có ý định mua hàng thấp

Đây những từ khóa mà có ý định rất thấp trong tìm kiếm, nếu bạn cần làm phễu hay mục đích lấy traffic để làm Adsense thì hãy tập trung vào những từ khóa này, còn nếu bán hàng thì nên cân nhắc để viết những bài này.

Với những từ khóa có ý định tìm kiếm thấp, có những lĩnh vực thì từ khóa này có lưu lượng tìm kiếm lớn nên các bạn đưa vào trong kế hoạch Content.

NHƯNG…

Mình khuyên là nên loại bỏ ra, sẽ rất “phiền” với những traffic này, nếu website của bạn có nút gọi điện hoặc chatlive có lẽ bạn sẽ bị gọi điện suốt ngày để trả lời những điều họ thắc mắc trong bài viết đó. Mình đã trải nghiệm và đã loại bỏ những bài viết đó dù có rất nhiều traffic.

Đầu tiên: Đó là những từ khóa chứa từ khóa “miễn phí”, khi họ tìm kiếm từ khóa miễn phí thì người dùng chỉ mong tìm được gì đó miễn phí thôi.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 2
Webbico dùng từ khóa này để thu lượng traffic để biết khách hàng này đang quan tâm việc thết kế website hoặc còn gọi là xác địch khách hàng có nhu cầu => Họ Remarting lại trên Facebook hoặc Google.

Từ khóa này cũng có nhiều ứng dụng như: Sản phẩm là miễn phí nâng cấp nhiều tính năng hơn có phí (phần mềm), lấy traffic để remarketing lại vì đối tượng tương tự, đặt quảng cáo ppc…. Tuy nhiên ở bài viết này thì mình chỉ tập trung phân tích từ khóa này có mang chuyển đổi hay không.

Như mình nói ở trên, nếu bạn nắm hotline sẽ cực phiền với những bài viết thế này. Lúc làm kế hoạch nội dung bạn phải bỏ qua những từ khóa này, đừng ham khi thấy nó dễ SEO và nhiều Traffic.

Vậy, làm thế nào để xác định đúng chính xác những từ khóa này. Và khi viết xong thì làm thế nào để biết từ khóa này có thực sự mang lại đơn hàng cho bạn hay không?

Đọc tiếp bài viết….

Cách xác định từ khóa có ý định mua hàng (Buyer Keyword)

Đối với những người có kinh nghiệm trong vấn đề lập kế hoạch từ khóa hoặc lập kế hoạch SEO thì việc lựa chọn Buyer keyword sẽ rất đơn giản và thành bản năng.

Nên thời gian đầu bạn phải tập trung và tìm kiếm triệt để danh sách từ khóa này, lâu dần sẽ hình thành thói quen trong bạn và bạn cũng sẽ chọn từ khóa như một thói quen.

1. Google Search Suggestions

Đây cũng là bước cơ bản khi tìm kiếm từ khóa học nghiên cứu đối thủ, bạn truy cập vào Google Search và gõ từ khóa chính (sản phẩm, dịch vụ) của bạn.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 3

Sau khi kết quả hiển thị ra, bạn kéo xuống cuối trang.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 4
Những kết quả của Google Search Suggestions cho từ khóa “quản lý từ khóa bán hàng”

Dựa theo danh sách này, bạn lập ra danh sách trên file Excel => Dựa theo các loại từ khóa ở trên để chia ra thành các nhóm khác nhau.

Tiếp tục việc này với các từ khóa khác, tìm kiếm các từ đồng nghĩa nhưng từ ngữ khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Khi tìm “từ khóa quản lý bán hàng“, mình có thể tìm “phần mềm quản lý cửa hàng”, “quản lý cửa hàng”, “phần mềm bán hàng”,….

Mình tiết lộ bạn một điều, không phải ngẫu nhiên mà Google hiển thị những từ khóa này phía bên dưới.

Vì Google tạo sự tiện lợi cho người dùng có thể chọn những từ khóa phổ biến hoặc từ khóa có kết quả tốt hơn cho bạn nên hiển thị để bạn click vào.

2. Google Suggestions Box

Khi bạn gõ một từ khóa tìm kiếm trên Google, tự động sẽ có một số từ hiển thị ra. Theo thói quen đôi khi bạn vẫn bấm vào để tiết kiệm thời gian gõ bàn phím, những thì gợi ý đó chính là Google Suggestions Box.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 5

Cách lấy từ khóa này cũng như trên, bạn note danh sách vào file và phân theo nhóm dựa theo loại từ khóa. Tiếp tục thực hiện thêm nhiều từ khác để có được danh sách hoàn chỉnh.

3. Công cụ nghiên cứu từ khóa (Ahrefs, SEMrush)

Đây là các công cụ trả phí để giúp bạn làm việc này, nó giúp bạn làm nhanh hơn và xuất cho bạn một danh sách các từ khóa, điểm cạnh tranh và lưu lượng tìm kiếm .. quá tiện lợi và nhanh.

Buyer Keyword là gì và cách xác định như thế nào? 6
Đây là kết quả khi tìm kiếm với Remrush

Khi sử dụng Semrush Free thì bạn bị giới hạn lượt tìm kiếm những vẫn có thể dùng được. Bước report thì tạm thời bạn dùng Excel còn nếu mua gói thì có thể Export ra file Excel được.

Nói chung mấy công cụ này cũng khá đắt, nếu doanh nghiệp lớn và quản lý dự án SEO chuyên nghiệp thì dùng được, nếu làm nhỏ thì cứ xài Free đã :).

4. Sử dụng Spineditor

Cá nhận mình dùng phần mềm này mấy năm nay, cảm thấy khá ngon và đặc biệt là rẻ, lúc nào cũng mua gói theo năm luôn cho tiện.

SỬ DỤNG SPINEDITOR

Các bạn xem Clip mình demo với từ khóa “phần mềm quản lý bán hàng”

Chỉ vào thao tác thì kết quả gợi ý sẽ đầy đủ, bạn có thể Dowload về File Excel, sau đó thì tiếp tục với các từ khóa đồng nghĩa khác và phân loại từ khóa là bạn có một danh sách từ khóa hoàn thiện.

Tool này cũng còn khá nhiều điều hay, sẽ có bài hướng dẫn sau.

5. Danh sách sau khi chạy quảng cáo Google Ads

Sau khi chạy quảng cáo Google Ads, trong phần từ khóa của chiến dịch => Xem phần từ khóa quảng cáo chính là những từ khóa mà người dùng tìm kiếm trước khi click quảng cáo của mình.

Đây cũng chính là những vấn đề của người dùng cần giải quyết khi tìm một giải pháp và những từ khóa này là chất lượng nhất.

Như ở 4 cách trên, bạn cần phải cho vào file để phân loại từ khóa và loại bỏ những từ khóa không có ý định mua hàng.

Bước cuối cùng là rà soát lại và giữ những từ khóa tốt nhất! Với những từ khóa gần giống nhau thì gom chung 1 nhóm nhỏ vì đôi khi chỉ cần một bài viết cho một nhóm nhỏ từ khóa này.
Từ nào cũng viết 1 bài riêng thì có thể dẫn đến SEO lên nhầm link hoặc nội dung trùng lặp, khách hàng nhìn vào thiếu sự chuyên nghiệp.

HÃY KIÊN NHẪN

Lời khuyên cuối cùng mình muốn nhắn nhủ bạn đó chính là HÃY KIÊN NHẪN…

Nếu bạn muốn tỉ lệ mua hàng tăng thì bạn hãy tập trung vào việc giải quyết những “vấn đề” của khách hàng. Đừng tập trung vào số traffic mà tập trung vào traffic chất lượng, khi website đủ độ trust thì số lượng traffic sẽ tự đến với bạn.

Liên tục cập nhật thêm trong danh sách từ khóa của bạn những từ khóa mới để nội dung website luôn phong phú và các liên kết nội bộ luôn chặt chẽ.

Bài viết Blog mình luôn cập nhật theo thời gian, nếu thấy có gì bổ sung thì sẽ cập nhật thêm. Nhấn biểu tượng chuông để nhận thông báo mới nhất của bài viết.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x